Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2016

HÀNH TRÌNH XUYÊN VIỆT

Ở nóc nhà Đông Dương
Suốt cả cuộc đời gần 60 năm trôi qua, mình đã rất nhiều lần hành trình xuôi ngược Bắc-Nam, khi thì đi tàu, khi đi xe, khi đi máy bay, và cả có những lúc đi ..bộ. ( năm 1968 đã từng đi từ Quảng Bình ra Thanh hóa,  chỉ hơn 350km mà hết 3 tháng mới đến nơi). Tuy nhiên hầu hết là đi công tác, đi có việc riêng.. và có kết hợp thăm thú nhiều nơi, nhưng chưa nhiều và chưa thật thỏa mãn.
Nhưng lần này vào những ngày cuối cùng của cuộc đời công chức, sắp trở thành “cụ” để nhận lương hưu, với lời mời gọi chân thành của bạn bè, đồng nghiệp, mình đã thực hiện một chuỗi chuyến đi chơi đúng nghĩa : ngắm cảnh đẹp thiên nhiên của quê hương đất nước ở nhũng nơi mình chưa tùng đặt chân đến; thăm lại đồng nghiệp, bạn bè; thưởng thức nững món ăn ngon, lạ… Thật trên cả tuyệt vời, nhất là lên được đỉnh Phan Xi Phăng – nóc nhà Đông Dương, không phải là điều dễ dàng. (rất nhiều lời mời nữa mà chưa thể thực hiện lúc này).
Giờ thì chỉ điểm lại chuyến đi bằng một số hình ảnh trong vài trăm hình ảnh sưu tầm được, chứ chẳng thể bình luận gì hơn.
1.Tràm chim Tam Nông- Đồng Tháp, với bạt ngàn rừng tràm và chim, thiên nhiên hoang dã.
Dòng kinh đưa tôi đi đến Tràm chim, nhìn trong xanh đã con mắt, nhưng thực ra là do phen nặng, cá tôm và  các loại thực vật không sống nỗi. Thì ra nhìn vậy, tưởng vậy mà không phải vậy

Trên chiếc ghe ghép đôi thành bàn nhậu, thưởng thưc các món ăn dân dã. trên tay tôi là món cá lóc nướng trui, quấn bằng lá sen non, chấm nước mắm gừng ngon không thể tả
Từng đàn cồng cộc, diệc, quắm và chim gì nữa vẫn về kiếm ăn trên đồng ruộng đầy cỏ năn, lác..



Sen Đồng Tháp rất nhiều, nhưng mùa này chưa có hoa, thật tiếc

Từ trên chòi canh cao khỏang 30m, phóng tầm mắt ra bốn bề xung quanh, mới thấy đất nước mình thật rông lớn, mênh mong chưa có người ở

Ngắm không hề đã mắt

Lẫu cá linh và tôm đồng, mọi người đua nhau vớt cá, còn chỉ mình tôm

Đẹp hơn tranh

từng đàn cò phơi mình bình thản nhìn ghe tàu chạy qua, chẳng hề sợ hãi



Chia tay cùng các đồng nghiệp thân yeu: An Giang, Tiền Giang, Long An, Sóc Trăng, Bạc Liêu

 2.“ Hòang hôn màu lá” -  “Đăk Nông còn nhớ không, bát ngát nông trường”.

đường đến Đak Nông : quốc lộ 14 bon bon, có thể chạy xe với tốc độ 120km/h, nhưng coi chứng các "anh hùng núp"

Mây trời và cây cối Dak Nông

Bạn bè và đòng nghệp

Chiều mưa Dak Nông nhìn tư quán Cafe

Tạo dáng trên phố núi xưa

Bên hồ sinh thái nhậu, hát ca


Và món cá chép thượng nguồn sông đồng Nai 6kg/con,  cho 12 người mà không ăn hết

Điểm tâm buổi sáng vơi món bún chìa, một tô mà năng lượng đủ cho cả ngày
3.Bình Phước thắm đậm nghĩa tình.

Lối vào trang trại của anh bạn đồng nghiệp nay đã nghỉ hưu, đi xuyên giữa rùng cao su mà tưởng như dạo công viên

Tuy là nơi nghỉ tạm thời của người trong coi, nhưng với sự tháo vát của người vợ, một buổi liên hoan diễn ra thật ấm áp, đầy đủ mọi thứ, dù ở đây sat đường biên, cách thị tứ tầm 30km

Lan rùng tuy khó chăm, nhưng khi đã có hoa thì thật tuyệt đẹp


Bằng Lăng tím thôn thêm vẽ đẹp nơi rừng sâu

4.Tây Ninh , căn cứa địa CM với TW cục Miền Nam.
Ở nơi bắt nguồn của  sông Vàm Cỏ Đông

Cùng đồng nghiệp là thổ địa ở Tây ninh, đến thăm căn cưa của TW cục miền Nam

Lối đi vào căn cứ, nay đã được tôn tạo và phát quang


Tạo dáng trước căn nhà làm việc của nguyên cố TT Võ văn Kiệt, TBT Nguyễn Văn Linh

Và cúng đánh dấu bên cột mốc biên giới VN-CPC

Ở đài tưởng niệm LSCAND

Lan rừng đuợc một đại gia chăm chút, đẹp tuyệt

5.Lệ Thủy – lễ hội đua bơi truyền thống nhân ngày tết Độc Lập 2/9, đông vui và rộn ràng hơn bất cứ lễ hội nào.

Cho dù hậu quả của Formosa vần còn deo bám và ảnh hưởng dai dẵng, nhưng cư dân vùng biển, nhất là những người lớn tuổi  - như mình - vẫn cứ dùng vô tư mực, cá, những con sống ở tầng nỗi của nước biển.

Ngon và hấp dẫn nữa chư, vì chúng nó còn tươi rói mà


Biển quê mình vẫn đẹp, người dân quê mình vẫn phải bám biển mà sống thôi

Ngày tết Độc Lập 2/9, ngày hội đua bơi truyền thống, người đông đúc hơn ..hội chen kín 2 bờ dòng sông Kiến Giang và chật ních trên cầu Kiến Giang khi có đòan đua, bơi đi qua

Bạn mình từ Vĩnh Linh ra đang tác nghiệp, nhưng cũng được cây tự sương ghi lại khỏanh khắc này


Cùng nhau ghi lại dấu ấn trên quê hương

Bạn bè tứ xứ đều về : Hà Nội, Sài Gòn, Vinh, Vĩnh Linh, Lệ Thủy

Các chị đua ở lượt vòng về

Và chụp vài hình lưu niệm, có cả những người 42 năm nay mới gặp lại
Khung cảnh thật thơ mộng cho ngày lễ hội

6.Thanh Hóa, quê hương thứ hai, nơi đã tùng cưu mang mình trong những ngày bom đạn của chiến tranh.

Gặp lại cố nhân - người đã nuôi nấng và chăm sóc mình  trong những ngày sơ tán K8 1968  sau 48 năm thật xúc động lạ thường

Nơi đây ngày xưa là cái giếng nước cả thôn dùng mà mình hay ra gánh nước, nay chẳng còn lại dấu tích nào, may chăng là ở chổ lúa mọc không đều

Và cố nhân xưa vẫn phải còn băm rau cho lợn ăn, dù tuổi đã già, lưng đã còng, tóc đã bạc, răng đã rụng. Thương quá.

Gợi nhớ ký ức xưa


Liên hoan chia tay, những nụ cười thân thiện, ấm áp, hẹn ngày gặp lại không xa

Và một tối ở Sầm Sơn, cảnh vật thay đổi đến lạ kỳ

7.Tràng An – một Hạ Long trên cạn, thiên nhiên thật hùng vĩ.

Cổng vào khu du lịch Tràng An - Bái đính

Tình cờ gặp 3 đồng hành ngoại quốc ghép xuồng, 4 người với 4 quốc tịch khác nhau, và mình làm người phiên dịch, hướng dẫn đòan bất đắc dĩ, ngôn ngữ tay chân

Một trong 9 hang ngầm phải chui vào

Chắc chắn phải cúi rạp hết người nếu không muốn va đầu vào đá

Cửa ra, đâu có khác gì Vịnh Hạ Long

Và đây là một trong những của hang phải chui vào

Nó đây, chuẩn bị chui nhe

Tự sướng với những khỏanh khắc đang nhớ

Bến thuyền có khỏang 2000 chiếc, nếu đủ khách thì mỗi lượt khỏang 8.000 người, nhưng nghe nói vào dịp lễ hội, không đủ thuyền cho du khách tham quan.
Tự sướng tí nhưng nghiêm trang quá

8.Sa Pa và nóc nhà Đông Dương – 3143m không dễ ai cũng lên tới đỉnh.
Đường cao tốc Hà Nội - Lào cai, tốc độ cho phép 80-100 km/g, nhưng có những cung đoạn, lái xe nhấn ga, liếc nhìn, cỡ 150-160km/g coi như jkhông có gì

Đến hang Tả Phìn, Sa pa đánh dấu là mình đã đến đây, còn hang đọng thì chưa hang nào đẹp bằng hang động Thiên Đường ở Quảng Bình

Ruộng lúa bậc thang Tả Phìn đẫ đến mùa gặt, đẹp hơn tranh

Trước một hàng quán, có đặc sản là lợn cắp nách, mà nhiều người không biết là lợn gì. Hình như là lọai lợn thả rông nhỏ cở 3-4kg, đi đám tiệc người ta hay cắp nách mang theo làm lễ.

Nó đây, đã được tẩm ướp, xiên và nướng lf than, thơm lừng

Bên nhà thờ đá Sa pa về đêm

Cùng đồng nghiệp BM Lào Cai, chuẩn bị vào ga cáp treo

Đã leo được lên đỉnh Phan Xi Phăng,nóc nhà Đông Dương, niềm mơ ước bấy lâu. Để lên được đây, phải đi qua cáp treo với độ dốc có khi 45 độ, leo bộ thêm 600 bậc thang với độ dài khỏang 900m và dừng lại để thở, nghỉ ngoi không dưới 20 lần, tim cứ thìn thịch, vài lần hoa mắt. Những ai v=bị áp huyết cao, tim mạch không ổn thì chớ dại mà lên đỉnh.

Hớn hở và tự sướng một phát nào

đồng ruộng Phan Xi Phăng nhìn từ cáp treo, đẹp không nào

Đi trên mây

Lợn cắp nách quay

và nướng sả, tuyệt cú mèo

Trên đường về, ghé thăm đền Bảo Hà, thờ ông Hòang Bảy có công đánh đuổi giặc Trung Quốc và ông được vua  các triều Lê, Nguyễn phong tước là Thần Vệ Quốc

Về Việt Trì, Phú Thọ, được đồng nghiệp chiêu đãi món chim vẫy ngon nổi tiếng không nơi nào có

9.Một Hà Nội với bạn đồng môn, có người 38 năm mới gặp lại. Nhìn thấy " đường công mềm mại" mà giật mình.!
Hẹ hò nhau ngày gặp lại, cũng chỉ là bia hơi và bê thui!!

Thế mà vẫn vui, dù rằng chỉ là 3 đứa

Thêm một đứa nữa, sau 38 năm nay mói ngồi được với nhau

Cũng thời đại "hai têch" như nhau

và đây, đường cong mềm mại, nhìn phát hãi

10.Thanh Mai Tự ( Hải Dương) với đồng nghiệp thân tình, mến yêu.

Trạm dừng chân trên đường đi tới chùa Thanh Mai - ql 18- cũng hòanh tránh như ..Tây

Lối lên chùa, âm u, tỉnh mịch


Chùa này rất trong lành, thoáng đãng, ở độ cao tầm 500m

Hẹn hò và gặp gỡ với đồng nghiệp Đông Đô, Hải Dương, Hải Phòng, có sự ủng hộ nhiệt tình của VP

Nhìn chủ quán ngâm lô rượu này, thật đáng nể

Và xông đât BM Đông Đô, hy vọng mọi  sự may mắn sẽ đến với các bạn

Lưu niệm lần gặp sau cùng, chưa biết khi nào gặp lại


2 nhận xét:

:)) w-) :-j :D ;) :p :-( :) :( :X =(( :-o :-/ :-* :| :-T :] x( o% b-( :-L @X =)) :-? :-h I-) :bh