Ngày đó ở đâu mà ra?
Dân Việt bắt chước tài hoa quá trời!
Nghĩ rằng cũng thật tức cười,
Thế giới phẳng, internet …mọi người gần nhau.
Gạo, cơm, rau … giá vút cao,
Vàng, đô, chót vót cứ ào ào tăng.
Hoa tươi đắt vạn lần xăng
Mà ta vẫn cứ ...cắn răng mang về???
…..
Để cho anh trọn lời thề,
Tặng em ngày lễ tình nhân… đỡ buồn!!!
***
Dân Việt bắt chước tài hoa quá trời!
Nghĩ rằng cũng thật tức cười,
Thế giới phẳng, internet …mọi người gần nhau.
Gạo, cơm, rau … giá vút cao,
Vàng, đô, chót vót cứ ào ào tăng.
Hoa tươi đắt vạn lần xăng
Mà ta vẫn cứ ...cắn răng mang về???
…..
Để cho anh trọn lời thề,
Tặng em ngày lễ tình nhân… đỡ buồn!!!
***
Lịch sử ngày Valentine
Ngày Valentine được bắt đầu từ thời kì
đế chế La Mã. Dưới thời La Mã cổ đại, ngày 14 tháng 2 là ngày tưởng nhớ Juno.
Juno là nữ hoàng của các nam thần và nữ thần La Mã. Người La Mã cũng coi bà là
nữ thần cai quản phụ nữ và hôn nhân. Ngày tiếp theo của ngày 14 tháng 2, ngày
15 tháng 2 là ngày đầu tiên của lễ hội Lupercalia. Cuộc sống của các chàng trai
và cô gái trẻ bị ngăn cấm vô cùng hà khắc. Tuy vậy, họ vẫn có thể đến với nhau
thông qua phong tục rút thăm tên nhau. Vào đêm hôm trước ngày hội Lupercalia,
tên của những cô gái La Mã được viết lên một mảnh giấy nhỏ và được cho vào
trong các bình đựng. Mỗi một chàng trai trẻ sẽ rút thăm một cái tên bất kì và
sau đó chàng trở thành bạn của cô gái mà anh ta chọn trong suốt thời gian diễn
ra lễ hội. Ðôi khi, việc kết đôi của đôi bạn trẻ kéo dài suốt cả một năm ròng
và thông thường họ yêu nhau và sau đó thì cưới nhau.
Dưới sự trị vì của Hoàng đế Claudius
đệ nhị, đế chế La Mã tham gia nhiều cuộc chinh phạt đẫm máu và không được người
dân ủng hộ. Claudius bạo chúa gặp phải khó khăn khi động viên các chàng trai
trẻ gia nhập vào đội chiến binh của ông ta. Claudius bạo chúa cho rằng nguyên
nhân chính là đàn ông La Mã không muốn rời xa gia đình hay người yêu của mình.
Bởi vậy, Claudius ra lệnh cấm tất cả các đám cưới hoặc lễ đính hôn ở thành La
Mã. Thánh Valentine tốt bụng là một linh mục ở thành La Mã dưới thời Claudius
đệ nhị. Ông cùng thánh Marius đã giúp đỡ những người Cơ Ðốc giáo phải chịu cảnh
đọa đầy và cho những cặp vợ chồng bí mật cưới nhau. Vì hành động nhân ái này mà
thánh đã bị bắt giam và bị kéo lê trước mặt tên thái thú thành La Mã. Hắn đã xử
thánh Valentine phải bị đánh bằng gậy đến chết và sau đó phải bị chặt đầu.
Valentine phải chịu cuộc hành hình vào đúng ngày 14 tháng 2 vào khoảng năm 270
TCN. Vào thời gian này đang diễn ra một phong tục truyền thống của người dân
thành La Mã, thực ra đó là một lễ hội rất cổ xưa được tổ chức vào tháng 2, lễ
hội Lupercalia, lễ hội để nhớ đến một vị thần của người La Mã. Vào dịp này,
trong số rất nhiều các nghi lễ thì có một lễ rút thăm một cách ngẫu nhiên tên
của các cô gái trẻ trong những chiếc bình như là một trò chơi may rủi của tình
yêu. Các mục sư từ những nhà thờ Cơ Ðốc giáo ở La Mã đã cố gắng loại bỏ yếu tố
ngoại đạo bằng cách thay thế bằng tên của các vị thánh cho những ngày hội của
các thiếu nữ này. Bởi lễ hội Lupercalia bắt đầu vào giữa tháng 2, có vẻ như các
mục sư đã chọn ngày Thánh Valentine làm ngày kỉ niệm cho lễ hội mới này. Như
vậy, dường như phong tục các chàng trai trẻ chọn các thiếu nữ làm người yêu của
mình (trong dịp Valentine) hay chọn cho mình các vị thánh bảo hộ cho năm tới
cũng phát sinh từ đây.
Thần ái tình - Biểu tượng truyền thống
của ngày Tình yêu
Con trai của thần Vệ Nữ, nữ thần của
tình yêu và sắc đẹp. Thần ái tình có thể khiến cho người ta yêu nhau bằng cách
bắn thủng trái tim họ với một trong những mũi tên kì diệu của mình.
Thần ái tình luôn đóng một vai trò không thể thiếu được trong các ngày lễ của tình yêu và các cặp tình nhân. Thần ái tình được biết đến dưới hình dạng một đứa trẻ tinh quái và có cánh, người sẽ dùng mũi tên tình ái xuyên thủng trái tim của các "nạn nhân" của mình buộc họ phải yêu nhau đắm đuối. Thời Hy Lạp cổ đại, thần ái tình được biết đến dưới cái tên £rốt, con trai của Aphrodite nữ thần của sắc đẹp và tình yêu. Người La Mã thì lại gọi thần ái tình là Cupid. Thần ái tình chính là con trai của thần Vệ Nữ. Có một truyền thuyết kể về câu chuyện tình giữa thần ái tình và nàng Tâm Linh, một thiếu nữ người trần mắt thịt. Thần Vệ Nữ từng ghen tức với vẻ đẹp của Tâm Linh bèn sai thần ái tình trừng phạt người thiếu nữ này. Nhưng thay vì làm theo lời mẹ, thần ái tình lại yêu say đắm nàng Tâm Linh. Thần đã coi Tâm Linh như là vợ của mình nhưng vì là người trần mắt thịt nên Tâm Linh bị cấm không được nhìn mặt chồng. Tâm Linh sống rất hạnh phúc cho đến một ngày những người chị của nàng đã xúi nàng nhìn mặt thần ái tình. Lập tức thần ái tình trừng phạt Tâm Linh bằng cách bỏ đi. Tòa lâu đài và những khu vườn xinh đẹp của họ biến mất cùng với thần ái tình và Tâm Linh thấy mình ở giữa một cánh đồng trống trải. Khi Tâm Linh lang thang khắp nơi để tìm lại tình yêu của mình, nàng đã tình cờ lạc đến đền thờ thần Vệ Nữ. Bấy lâu ao ước loại bỏ được Tâm Linh, nữ thần của tình yêu và sắc đẹp đã giao cho Tâm Linh một loạt công việc mà càng về sau càng khó khăn và nguy hiểm hơn trước. Ðến công việc cuối cùng, thần Vệ Nữ trao cho Tâm Linh một cái hộp nhỏ và sai nàng mang xuống âm phủ. Thần Vệ Nữ sai nàng xuống xin một chút nhan sắc của Proserpine, vợ của Diêm Vương và cho vào trong hộp. Trong cuộc hành trình trở về mặt đất, nàng được mách nước cách tránh những hiểm nguy từ vương quốc của thần Chết và cũng được cảnh báo là không được mở chiếc hộp ra. Bị cám dỗ bởi trí tò mò, Tâm Linh đã mở chiếc hộp ra. Thay vì tìm thấy sắc đẹp, nàng đã tìm thấy giấc ngủ vĩnh hằng của cái chết. Thần ái tình đã tìm thấy nàng nằm tắt thở trên mặt đất. Thần lấy lại giấc ngủ từ xác của Tâm Linh và cất nó vào trong chiếc hộp. Tâm Linh sống lại. Cảm động trước tình yêu của Tâm Linh với thần ái tình, các vị thần đã phong nàng làm nữ thần và đón nàng lên sống ở trên ngọn núi Olympus linh thiêng.
Thần ái tình luôn đóng một vai trò không thể thiếu được trong các ngày lễ của tình yêu và các cặp tình nhân. Thần ái tình được biết đến dưới hình dạng một đứa trẻ tinh quái và có cánh, người sẽ dùng mũi tên tình ái xuyên thủng trái tim của các "nạn nhân" của mình buộc họ phải yêu nhau đắm đuối. Thời Hy Lạp cổ đại, thần ái tình được biết đến dưới cái tên £rốt, con trai của Aphrodite nữ thần của sắc đẹp và tình yêu. Người La Mã thì lại gọi thần ái tình là Cupid. Thần ái tình chính là con trai của thần Vệ Nữ. Có một truyền thuyết kể về câu chuyện tình giữa thần ái tình và nàng Tâm Linh, một thiếu nữ người trần mắt thịt. Thần Vệ Nữ từng ghen tức với vẻ đẹp của Tâm Linh bèn sai thần ái tình trừng phạt người thiếu nữ này. Nhưng thay vì làm theo lời mẹ, thần ái tình lại yêu say đắm nàng Tâm Linh. Thần đã coi Tâm Linh như là vợ của mình nhưng vì là người trần mắt thịt nên Tâm Linh bị cấm không được nhìn mặt chồng. Tâm Linh sống rất hạnh phúc cho đến một ngày những người chị của nàng đã xúi nàng nhìn mặt thần ái tình. Lập tức thần ái tình trừng phạt Tâm Linh bằng cách bỏ đi. Tòa lâu đài và những khu vườn xinh đẹp của họ biến mất cùng với thần ái tình và Tâm Linh thấy mình ở giữa một cánh đồng trống trải. Khi Tâm Linh lang thang khắp nơi để tìm lại tình yêu của mình, nàng đã tình cờ lạc đến đền thờ thần Vệ Nữ. Bấy lâu ao ước loại bỏ được Tâm Linh, nữ thần của tình yêu và sắc đẹp đã giao cho Tâm Linh một loạt công việc mà càng về sau càng khó khăn và nguy hiểm hơn trước. Ðến công việc cuối cùng, thần Vệ Nữ trao cho Tâm Linh một cái hộp nhỏ và sai nàng mang xuống âm phủ. Thần Vệ Nữ sai nàng xuống xin một chút nhan sắc của Proserpine, vợ của Diêm Vương và cho vào trong hộp. Trong cuộc hành trình trở về mặt đất, nàng được mách nước cách tránh những hiểm nguy từ vương quốc của thần Chết và cũng được cảnh báo là không được mở chiếc hộp ra. Bị cám dỗ bởi trí tò mò, Tâm Linh đã mở chiếc hộp ra. Thay vì tìm thấy sắc đẹp, nàng đã tìm thấy giấc ngủ vĩnh hằng của cái chết. Thần ái tình đã tìm thấy nàng nằm tắt thở trên mặt đất. Thần lấy lại giấc ngủ từ xác của Tâm Linh và cất nó vào trong chiếc hộp. Tâm Linh sống lại. Cảm động trước tình yêu của Tâm Linh với thần ái tình, các vị thần đã phong nàng làm nữ thần và đón nàng lên sống ở trên ngọn núi Olympus linh thiêng.
(sưu tầm từ www.petalia.org/Loveland/Valentineday.htm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét