Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2011

Một nửa có tốt hơn không???


09:49 17 thg 4 2011Công khai
Nắng gió và biển Côn đảo 
Sau một khoảng thời gian dài căng thẳng và mệt mỏi với công việc, chủ nhật này Sóng có dịp lang thang với nét niếc. Tình cờ bắt gặp một bài viết của tác giả Giã Quỳ trên báo Người Lao động ngày 14/4/2011, đọc và cảm thấy được xã  stres phần nào...
Một nửa tốt hơn?
Tác giả: Dã Quỳ

Báo Người lao động, Thứ Năm, 14/04/2011 21:33
Những cô gái lấy chồng luôn thấy mình là một nửa tốt hơn ông xã. Để công bằng phải nghe từ hai phía
.
Phụ nữ hay tự cho mình là người nhạy cảm, rành rẽ, thấu hiểu thế giới đàn ông như cái góc bếp của họ. Các bà thường tự hào về năng khiếu “đi guốc trong bụng các ông chồng”. Thế nhưng, đối với đàn ông, họ không thích chung sống với người vợ mà “cái gì, chuyện gì của ông tôi cũng biết hết trơn rồi – chưa kể là biết đúng hay sai”.

“Nói nhiều” - Nỗi ám ảnh
Ông Nguyễn Anh, một phó phòng kinh doanh mặt hàng điện tử, không than phiền về tật nói dai, nói nhiều của vợ nhưng ông ghét cái kiểu bắt nọn của vợ. Mỗi lần ông về nhà trễ, bà chẳng hỏi lý do mà đưa ra kết luận luôn: “Ông dạo này tinh tướng lắm, chán ở nhà rồi a? Đàn ông là thế cả. Không lập gia đình thì sống không được mà lập gia đình rồi lại muốn tìm cớ thoát ra…”. Thường nghe vậy, người chồng đi thẳng lên lầu nhưng vẫn nghe tiếng người vợ lớn hết cỡ: “Ông thích ăn cơm ngoài thì cứ bảo, tôi khỏi nấu cho đỡ mệt. Chồng với con…”.

Bà Nguyễn Thị T.L, nhân viên một công ty in, ấm ức chuyện chồng cả ngày đi làm, về nhà vợ mới nói một câu mà ông khó chịu: “Sao em nói nhiều thế”. Nhiều đâu, chỉ có một câu. Câu gì vậy? “Đừng tha dép vào toa lét”. Đúng là một câu nhưng ngày nào ông cũng nghe. Cô vợ không nói nhiều mà chỉ có một câu cũng bị chồng liệt vào hạng siêu nói.
Người đàn bà nói cũng tuyệt vời như đàn bà hát. Nhưng phải biết người nghe có khoái không? Khi mới quen, người thanh niên tha thiết: “Anh van em, em hãy nói ra đi” cơ mà. Thế thì tại sao, sống với nhau chưa đến lúc tóc bạc răng long, hầu hết các ông đều chạy dài khi vợ nói. Chắc chắn là các ông thiếu sự kiên nhẫn trầm trọng rồi.

Còn các người vợ thiếu gì? Thiếu sự sáng tạo. Vì thế các ông cảm giác nghe hoài một chuyện, thấy hoài một kiểu, lặp đi lặp lại… Nếu người nói là một cô gái lạ, các ông sẽ nghe hết mình.

Đàn ông muốn gì?

Đàn ông chỉ muốn chia sẻ cuộc đời với người vợ mà luôn thấy ông xã mới mẻ sau mỗi ngày và nhìn chồng bằng ánh mắt “ngạc nhiên”, nghe chồng nói như ngày nào mới quen nhau. Các chị em có làm được không?
Dù có tư duy: “Tôi biết ông quá mà”, nhưng thực tế, cũng chính các bà chưa bao giờ thỏa mãn thông tin được cung cấp từ phía các ông chồng. Vì thế,  phụ nữ còn làm cho các ông biến ra khỏi nhà bằng khả năng “hỏi” của các bà. “Hỏi” là điều cần thiết để hiểu nhau nhưng các bà luôn có khuynh hướng thích những “câu trả lời” làm đẹp lòng mình.

Ngày mới quen nhau, các cô hỏi “Anh có yêu em không?”, một câu hỏi dễ thương và câu trả lời cũng quá dễ dàng. Còn bây giờ, các người vợ hỏi toàn những câu khó và đôi khi nghe bị sốc, như: “Anh có còn quan tâm đến gia đình không? Anh có còn coi tôi là vợ nữa không? Anh có biết tiền điện tăng hay không mà mở máy vi tính suốt cả đêm…”. Các ông không biết trả lời thế nào đành im re. Mà nếu có mở miệng trả lời thì sẽ phải chuẩn bị tinh thần trả lời thêm hàng núi câu hỏi ngày càng khó hơn. Thôi! Im lặng là vàng.

(Không thấy, không nghe, không nói có lẽ là phương châm của quý ông)
Trong gia đình, phần lớn các cuộc chiến là do các ông tạo ra nhưng chiến tranh kéo dài tàn khốc, gây hậu quả nghiêm trọng là có “công sức” của các bà. Như trường hợp ông Lê Minh S., chủ cơ sở dệt ở quận Bình Tân - TPHCM. Gia đình ông vừa trải qua một trận “động đất” khá lớn. Chén dĩa không bay nhưng ông bay ra khỏi nhà từ nguyên nhân ông đi họp lớp.

Trong số những người bạn hồi đại học, có một cô bạn cũ định cư ở nước ngoài vừa mới góa chồng. Sau buổi họp mặt chung, ông họp riêng với cô ta nhằm chia sẻ những gian nan mà cô ấy đang phải gánh chịu. Chuyện như vậy, đâu có gì mà ông phải báo với vợ. Mà nếu ông có chút tình cảm với bạn bè cũ thì đâu có sao. Nhưng đó là suy nghĩ của ông. Còn suy nghĩ của người vợ theo chiều hướng: “Chắc chắn giữa ông và bạn gái đã có mối quan hệ…”. Câu đầu tiên mà người vợ hỏi ngay khi ông vừa trở về sau cuộc họp riêng kia: “Hai người gặp nhau ở đâu, làm gì?” khiến người chồng bị xúc phạm ghê gớm.

“Vợ tôi coi tôi như tội phạm vậy, cô ấy là vợ tôi, chứ có phải là công an điều tra xét hỏi đâu, mà tôi có làm điều gì sai trái?”. Ông than với nhà tư vấn hôn nhân gia đình. Sau đó, ông luôn ở xưởng dệt, người vợ càng tin hơn vào những suy nghĩ ban đầu. Chồng nói thì không tin, không nghe, không chịu tìm hiểu… Vợ thì chỉ toàn tin vào… linh cảm của mình… Kết quả, người chồng chẳng buồn phân giải và chẳng muốn… hồi gia.
Trước khi cưới, người vợ luôn nhìn thấy điểm tốt của chồng thì mới chịu lên xe hoa để cùng góp gạo nấu chung đến đầu bạc răng long. Nhưng sau khi chung sống một thời gian, người vợ phát hiện những điểm xấu của chồng nên họ thường tự an ủi thấy mình đúng là một nửa tốt hơn các ông. Những người vợ hay nghĩ: “Không có chúng tôi trong nhà thì gia đình này sẽ ra sao đây? Nhưng những người chồng lại cảm thấy mình chẳng có gì xấu xa cả, chẳng hiểu  “các bà vợ muốn gì?”.

Hai người nhìn về hai hướng khác nhau, thấy những điều khác nhau thì khó mang lại điều tốt đẹp cho con cái và gia đình.
Những chuyên gia nói

2 nhận xét:

  1. ôi chuyện thường ngày , nhức não quá , hi hi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. He he , đúng là chuyện thường ngày ở nhà, cho nên đừng bận tâm mà chi, Sáu nhỉ

      Xóa
:)) w-) :-j :D ;) :p :-( :) :( :X =(( :-o :-/ :-* :| :-T :] x( o% b-( :-L @X =)) :-? :-h I-) :bh