Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011

Những cây cầu kể chuyện


18:03 23 thg 4 2011Công khai32 Lượt xem 32
Cầu Cần Thơ ngày khánh thành
Có dịp đi qua nhiều nơi, được ngắm nhìn những chiếc cầu đã làm đổi thay bao nhiều điều mơ ước của mỗi một chúng ta, thật xúc động. Ngày xưa, khi chưa có cầu thì biết bao điều hệ luỵ đã xảy ra, bởi “ qua sông thì phải luỵ đò”. Trong chiến tranh, biết bao xương máu của những anh hùng đã phải đổ xuống để nối liền mạch máu giao thông khi mà những chiếc cầu chưa có hoặc bị đánh sập...
Ngày nay từ Bắc vào Nam, xe tàu đã bon bon thông suốt, không còn phải cảnh chờ phà chầu chực, mà cũng đã gây biết bao điều phiền toái, tạo điều kiện cho bọn cơ hội tham nhũng, đục khoét , với câu dân gian truyền miệng :“Một tháng ở phà bằng ba năm đi Đức” (đi xuất khẩu lao động ở nước Đức).
Đất nước mình chưa giàu nhưng nhìn lại khung cảnh mạch máu giao thông được nối liền bởi những cây cầu tự xây, nhờ nước bạn xây…cũng cảm thấy hài lòng.
Đây là những tấm ảnh SB có được trên đường công tác, (với tay ngang nên chẳng mấy đẹp).

Cầu Cốc Lếu (mới và ), nối đôi bờ đầu nguồn sông Hồng, tỉnh Lào Cai, nơi mà chiến tranh biên giới phía bắc đã có rất nhiều chiến sĩ ta đã ngã xuống để giử vững mạnh đất biên cương.TP Lào Cai giờ đã và đang được xây dựng lại, đàng hoàng và đẹp hơn rất nhiều. Trong ảnh là bờ kè -vườn hoa phía TP Lào Cai. Bên kia sông là cửa khẩu Hà Khẩu - qua TQ. 
Cầu Hồ Kiều bắc qua sông Nậm thi, đầu nguồn Lào cai tiếp giáp với sông Hồng, nối liền VN-TQ, khi mà mối quan hệ Việt-Trung đã được hàn gắn, xuất khẩu qua đường biên này tăng rất nhanh.  Bên này cầu là TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai, cách Sapa 30km, một TP đang hồi phục và phát triển rất nhanh. Bên kia cầu là thị trấn Hà Khẩu, TQ, nơi buôn bán nhộn nhịp nhất , đang dạng và đa chủng loại nhất tất cả các mặt hàng, trong đó có những loại dụng cụ...sex toy mà họ bán công khai như bán rau.
Cầu Bãi Cháy, nối liền đất mỏ Quảng Ninh giữa khu du lịch Bãi Cháy và TP Hòn Gai, cây cầu có độ cao nhất nước. Đây là loại cầu một dây văng (dây ở chính giữa cầu, 2 làn xe chạy 2 bên, đi trên đó cảm thấy chông chênh, chông chênh như người say rượu) do Nhật đầu tư, thiết kế, thi công. cây cầu này cũng gắn nhiều tai tiếng với PM18.
Cầu Mường Thanh, bắc trên dòng sông Nậm Rốm, nơi ghi lại biết bao chiến tích anh hùng của bộ đội ta với 56 ngày đêm anh dũng đã bắt sống tướng Christian de Castries ở hầm bong ke cách cầu này không xa. 
Cầu Việt Trì là cây cầu đường bộ và đường sắt kết hợp trên quốc lộ 2 bắc qua sông Lô, cách TP Việt trì 500m về phía nam - thành phố ngả ba sông- của tỉnh Phú Thọ. Cầu này có đặc trưng duy nhất ở nước ta là xe cơ giới đi về bên trái, chứ không như bên phải thông thường của các cây cầu kết hợp khác (ảnh lấy trên mạng)
Cầu Thăng Long, một sản phẩm nữa vời của nước bạn TQ, mà sau đó LX tiếp tục xây, là cây cầu đường bộ đầu tiên nối liền sông Hồng tại Hà Nội (sau này còn dư sắt thép mới làm cầu Chương Dương). Hiện nay cầu này rất tai tiếng bởi lớp nhựa mặt cầu lồi lõm mà tốt rất nhiều công sức, tiền của để dặm vá. Đi trên cầu vào mùa lũ, nhìn xa xa sông Hồng ngầu đỏ phù sa.
Cầu Thê Húc là cây cầu ở  Hồ Hoàn Kiếm – Hà Nội, nối từ  bờ ra hòn đảo nhỏ nơi có   đền Ngọc Sơn. Cầu có  màu đỏ son, làm bằng gỗ, có nhiều trụ liên tiếp. Cầu được Thần Siêu xây dựng vào năm 1965. Tên của cầu có nghĩa là "nơi đậu ánh sáng Mặt Trời buổi sáng sớm".  Nước Hồ Gươm lúc nào cũng xanh nhưng nhiều rác. Mấy ngày lễ nghìn năm Thăng Long, nhờ chăm sóc kỹ nên mới nhìn được như thế này.

Cầu Hàm Rồng có vị trí giao thông rất quan trọng là cầu đường sắt duy nhất đi qua sông Mã. Đây là cây cầu rất nổi tiếng trong chiến tranh phá hoại. Hai đầu cầu là hai ngọn núi, phía bắc là núi Ngọc (Phong Châu), phía nam là núi Hàm Rồng (Long hạm). Cầu Hàm Rồng cũ do Pháp xây dựng năm 1904, là cầu vòm thép không có trụ ở giữa. Cầu này bị phá hủy năm 1946. Năm 1962 cầu Hàm Rồng được khởi công xây dựng và khánh thành ngày 19/5/1964. Cầu gồm 2 nhịp dầm thép, ở giữa là đường sắt, hai bên là đường ô tô và đường dành cho người đi bộ. Từ tháng 12/2000, sau khi cầu Hoàng Long khánh thành, cầu Hàm Rồng chỉ dành cho đường sắt.

Cầu Hoàng Long, song hành cùng cầu Hàm Rồng. Dòng sông Mã hùng vĩ chứa nặng phù sa.
Cầu Bến Thuỷ bắc trên dòng sông Lam anh hùng, nối liền 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tỉnh, trong chiến tranh, xe pháo người của bộ đội vào nam bị mắc kẹt nhiều ngày ở đây và tổn thất rất nhiều về binh khí tài là lực lượng chiến đấu khác vì không có cầu.
Cầu Quán Hàu, Đồng Hới-Quảng Bình (nơi ngày xưa có nhiều quán bán hàu) cũng là điểm đánh phá ác liệt của máy bay Mỹ suốt đêm ngày dội bom.

Cầu Nhật Lệ (nhìn xa xa) nối liền TP Đồng hới với xã Bảo Ninh , nơi mà thời chiến tranh phá hoại, Mẹ Suốt anh hùng vẫn ngày đêm vững tay chèo đưa bộ đội qua sông : “Lắng nghe mẹ kể ngày xưa, chang chang cồn cát nắng trưa Quảng Bình”. 
Đường Trương Pháp uốn mình bên dòng sông Nhật lệ hiền hoà.
Cầu Nhật Lệ và TP Đồng hới, Quảng Bình, nhìn từ máy bay
Bình minh trên cầu Nhật L
Cầu Hiền Lương (cũ) bắc trên sông Bến Hải, nơi là vĩ tuyến 17 chia cắt đất nước suốt mấy chục năm chiến tranh biết bao nhiêu người ở bờ nam trông vọng về miền Bắc để đợi chồng, con trở về. 

“Cầu Tràng Tiền sáu vài mười hai nhịp, thương nhau rồi không biết để mô” trên sông Hương thơ mộng của TP Huế xinh đẹp.
Xa xa nửa là cầu Phú Xuân (còn gọi là cầu Mới) cũng bắc trên sông Hương, song song và không xa cầu Tràng Tiền ( còn gọi là Trường Tiền) để giải quyết lưu thông cho TP Huế . Cầu này được xây từ thời Mỹ còn chiếm đóng.
Cầu Quay, bắc qua Sông hàn-Đà nẳng, mới được xây dựng trong mấy năm gần đây, nhưng là một điểm nhấn cho TP đầy năng động và phát triển nhanh vào loại bậc nhất ở miền Trung. 
Cầu Rồng, một biểu tượng của Đà Nẵng
Dịp lễ hội pháo hoa ở Đà nẳng năm nay, ai chưa có dịp thì nên đến để chiêm ngưởng vẽ đẹp về đêm, lúc 1-2 giờ sáng, cầu sẽ quay để cho tàu thuyền qua lại.
Cầu Chùa (Chùa Cầu) là câu cầu cổ trong khu phố cổ TP Hội An-Quảng Nam. Chiếc cầu này được các thương nhân người người Nhật xây dựng vào khoảng thế kỷ 17, nên đôi khi người ta còn gọi là cầu Nhật Bản, tuy kiến trúc đậm nét Việt Nam. Năm 1653 người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía Bắc, nhô ra giữa cầu, từ đó người địa phương gọi là Chùa Cầu.
Cầu Đà Rằng là cây cầu dài nhất miền Trung, bắc qua sông Ba (sông Đà Rằng), thuộc thành phố  Tuy Hoà, Phú Yên.(trước đây khi chưa có cầu Rạch Miễu, cầu Cần Thơ thì cầu Đà Rằng là cầu đường bộ dải nhất Việt nam).
Cầu có tổng cộng 21 nhịp với chiều dài 1101 mét, song song với đường ray xe lửa, cùng với núi Nhạn, sông Ba tạo nên một thắng cảnh độc đáo. Cầu được xem là một trong những biểu tượng của Phú Yên, Tuy Hòa. Giờ đây một chiếc cầu Đà Rằng nữa đã được khánh thành. Cầu Đà Rằng mới dài 36 nhịp, 1.512 mét
i Nhạn-Tuy Hoà- bên cầu đường sắt Đà rằng
Cầu Xóm Bống -TP Nha trang cũng là một cầu đã cũ, nhưng rất thơ mộng khi mỗi buổi sáng hoặc chiều, tàu thuyền đi biển về tấp nập ở đây để đưa cá lên bờ hay chuẩn bị ra khơi.
Cầu Mỹ Thuận do Úc giúp ta xây dựng cả về công nghệ, kỹ thuật, vốn đầu tư… là cây cầu đầu tiên nối đôi bờ sông Tiền tại địa phận Vĩnh Long. Cầu hình chử H với các dây văng rất to, nhìn là yên tâm đi lại.
Cầu Rạch Miễu nối liền Tiền Giang-Bến Tre, chấm dứt những chuyến phà có thể nói là dài và lâu nhất ở nước ta, qua được phà gặp lúc nước ròng, hoặc mùa lũ có khi phải vài tiếng đồng hồ. Cầu này do VN tự đầu tư, thiết kế và thi công theo công nghệ tiên tiến của nước ngoài, với hình dáng chử A.
Cầu Hàm Luông nối liền TP Bến Tre với huyện Mõ Cày, nơi khởi đầu phong trào Đồng khởi trong thời chiến tranh. Hiện nay Bến Tre là tỉnh có sản phẩm về dừa nhiều nhất nước.(nhìn xa xa là cánh đồng dừa bạt ngàn màu xanh)
Cầu Cần Thơ, cây cầu cuối cùng nối liền thông suốt từ Mục Nam quan đến Mũi Cà Mau, bắc trên dòng sông Hậu, nơi mà cách đây mấy năm, lúc đang xây dựng đã sập nhiều nhịp cầu dẫn, làm cho nhiều công nhân xây dựng cầu chết và bị thương.
Cầu Cần Thơ này do Nhật thiết kế, thi công. Cầu này hình chử Y lộn ngược, với dây văng nhỏ, gọn thanh hơn dây văng cầu Mỹ Thuận.
Cầu Cần Thơ ngày khánh thành
Câu hát “qua Bến bắc Cần Thơ “trong bài hát “Chiếc áo bà ba” nỗi tiếng giờ đã đi vào dĩ vãng.
"Phà Bắc Cần thơ"
 Cầu Đầm Cùng, có lđề giờ là cây cầu lớn và đẹp cuối cùng trên trục đường thiên lý bắc nam - QL 1
Cầu tàu 914  là cây cầu được khởi công xây dựng năm 1873 tại Côn Đảo, dài 107m, từ trước cổng dinh chúa đảo thẳng ra vịnh Côn Sơn.
Người ta gọi Cầu Tàu bằng danh số 871; 914, 915 để tưởng nhớ số người đã chết trong lúc xây dựng cầu tàu. Những con số này chỉ là ước lệ. Lắng nhất đọng lại di tích lịch sử này trong hơn 1 thế kỷ qua chính là những phiến đá ngổn ngang, sắp lớp. Những tảng đá lớn hàng thước khối, nặng nhiều tấn kia đã làm kiệt quệ và đè nát bao nhiêu thân tù khi họ xeo chúng tù núi Chúa về đây.
Không ai biết một cách chính xác bao nhiêu người bị núi lở, đá đè, hoặc chết vì kiệt sức đòn roi khi chuyển đá, khi làm Cầu Tàu và kè đá dọc con đường ven biển. Cầu Tàu là nơi ghi dấu bước chân lưu đày đầu tiên của hàng chục vạn người tù trên hòn đảo này, với tất cả nỗi tủi nhục của trận đòn phủ đầu từ Cầu Tàu về trại giam. Hàng vạn người chỉ một lần đặt chân lên đây rồi vĩnh viễn nằm lại Hàng Keo, Hàng Dương, Cỏ Ống, Hòn Cau.
Biển Côn Đảo -nơi Cầu tàu 914 án vị

4 nhận xét:

  1. Pink qua ngắm những cây cầu của anh Sóng nè!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh chào Pink. Anh đang từ từ cọp bài thủ công sang đây mờ.

      Xóa
  2. Em sang nhà anh được rồi nhé

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Fa le. Cứ tưởng em xây nhà chưa xong... Xin chúc mừng em

      Xóa
:)) w-) :-j :D ;) :p :-( :) :( :X =(( :-o :-/ :-* :| :-T :] x( o% b-( :-L @X =)) :-? :-h I-) :bh