Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Nỗi niềm của thế hệ " Lưng còng" # (@)


16:30 26 thg 5 2012Công khai337 Lượt xem 125
Mấy bữa nay con gái út của Sóng chộn rộn, dềnh dàng, lăng xăng nhiều thứ…để bắt đầu một đợt nghĩ hè, chuẩn bị cho một năm quyết định trước khi bước vào gia đoạn cuối của bậc trung học cơ sở.  Vì là năm quyết định– lớp 9 – nên BGH trường TVO, Q1 không tổ chức lớp chuyên cho khối này, mà xé lẽ lớp chuyên đã tồn tại gắn kết lũ học trò 3 năm nay (6,7,8)....
Thấy chúng nó và đám bạn bè bịn rịn, lưu luyến, rồi lưu bút chuyền tay… sực nhớ lại Sóng ngày xưa của năm cuối cấp 3...(lớp 10/10). Sao tụi trẻ bây giờ chúng nó mau thay đổi và chóng lớn thế nhỉ. Lúc đó mình có biết mô tê gì đâu ? Hèn gì thời gian gần đây, nó hay cãi lại ba, mẹ. Sai thì cãi là đương nhiên mà đúng cũng cãi, tức là nó không chịu im sau mỗi một lời của ba, hoặc mẹ. Bực mình thật. Mới rồi cô nàng xí xọn đi rửa ảnh lưu niệm chia tay bạn bè, lớ ngớ thế nào biếu không chiếc xe đạp cho bọn tứ chiếng khu Trần Quang Khải. Thế mà trước đây mấy hôm, khi bảo tự đi chụp hình để làm sổ liên lạc mới  thì không chịu đi một mình, mà cứ bắt ba, hoặc mẹ đưa đi, con không biết làm!!!, bó tay.com.
Bực mình, lang thang mạng, bắt gặp một bài viết của tác giả Nguyễn Thiện, trang dantri.com.vn, Sóng cảm thấy hay hay, thôi thì post lên đây, âu cũng để nhắc nhở mình vậy.
 A còng" xung đột với "lưng còng"
Ngày nay, không ít ông bố bà mẹ gặp nhau chỉ để than thở: "Tôi thế này mà chẳng dạy được con. Ngày xưa cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Bây giờ thì ngược lại"...
"A còng" phản ứng:
1.     Vừa ăn cơm, chưa kịp nghỉ ngơi, chị L đã ra lệnh cho con: "Thằng Cường, lên học bài!". Cậu bé nhăn mặt: "Bài học hết rồi. Cho con xem hoạt hình tí". Chị L quát: "Học hồi nào mà hết".
Vừa nói chị sực nhớ hôm qua mình đã kiểm tra bài vở của con rồi. Nhưng đã lỡ "ra lệnh" nên chị đành tiếp lời: "Học hết rồi thì lấy bài tập làm thêm. Học không bao giờ là đủ. Hồi xưa, hễ rảnh lúc nào mẹ học lúc đó. Nhờ vậy nên tháng nào mẹ cũng có tên trên bảng danh dự, cũng được nhà trường khen".   
Cậu bé cãi lại: "Học là để mình biết chứ đâu phải học để được khen, được lên bảng danh dự. Học cho dữ mà cuối cùng chuyện gì mẹ cũng bảo không làm được, ngoại trừ việc ở nhà nấu cơm thì thà không học còn hơn".
Chị L sửng sốt nhìn con rồi quát to: "Đồ mất dạy! Đã ngu mà còn lý sự. Không nói nữa. Năm phút sau, chưa thấy ngồi vào bàn học thì ăn đòn". Nhận tối hậu thư, thằng bé dùng dằng bước lên phòng đóng kín cửa.
2.     Trong nhật ký của mình, Q, 18 tuổi, viết: 18 năm qua mình được những gì từ bố mẹ? Nền nếp giáo dục rất tốt của gia đình, nhất là bên ngoại. Một phòng riêng với đầy đủ tiện nghi, một khoản tiền tiêu hàng tháng và một suất du học tại Singapore trong tháng 10 tới. Mình có đủ thứ, hơn rất nhiều người. Nhưng lúc nào mình cũng có cảm giác thiếu thốn tình cảm và dư thừa không khí ngột ngạt. Dường như trong nhà chỉ có bố mẹ là luôn luôn đúng. Mẹ yêu thương mình, nhưng hễ thấy bạn trai nắm tay mình, mẹ quát: "Đồ mất nết! Học không lo, chỉ lo đú đởn". Nhưng nắm tay thì có liên quan gì đến chuyện nết na chứ!
Bố cũng có rất nhiều điểm tốt, nhưng bố không bao giờ thừa nhận mình sai. Mỗi lần nói lý không lại con gái, bố nghiến răng: "Thứ mất dạy! Nói chuyện với bố mà cứ trả treo tiếng một. Con với cái, đã ngu mà còn cãi. Tao lớn tao biết". Bố bảo bố biết, nhưng sao khi biết bố sai với con, bố không xin lỗi? Bạn bè nói: Q sướng thế, nhưng sao mặt mày lúc nào cũng rầu rầu như trầu phải lửa? Đúng là mình sướng thật, được bố mẹ chăm, được đủ thứ nhưng điều mình cần hơn là được tôn trọng.
3.     Còn H, vừa tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, đã bay thẳng vào TP.HCM xin việc. Bốn tháng, chuyển hai chỗ làm, thu nhập bình quân  bằng 1/5 công việc mà bố H xin cho ở Hà Nội, thế nhưng cô kiên quyết không trở ra chỉ vì "nếu sống chung nhà, bố mẹ hay can thiệp vào chuyện riêng tư của mình".
H kể: đưa bạn về nhà chơi, chưa kịp chào hỏi giới thiệu thì mẹ lườm nguýt:  "Mày đi đâu tới giờ mới vác mặt về? Liệu hồn nghe con, khôn ba năm dại một giờ đấy!". Tiễn bạn về chưa khỏi cửa, bố đã oang oang:  "Mấy thằng mắt hí, trông nó gian gian thế nào". Góp ý bố mẹ không nghe, cô đành hẹn bạn bè ngoài quán. Biết chuyện, bố mẹ cũng chẳng tha, nói xa nói gần: "Đàn đúm, túm năm tụm ba không phải thứ chôm đồ nhà thì cũng là phường hút chích". Thôi, đi xa, thà mỏi chân còn hơn ở gần mà mệt óc.
"Lưng còng"... đầu hàng!
"Phải biết đặt chân mình vào đôi giày của người khác", để thấu cảm, điều này người lớn cần phải học, chứ không riêng gì trẻ em. 
1.     Thấy chồng thản nhiên trước phản ứng không hợp tác của con, chị L tâm sự với bạn:  "Một tiếng cha bằng ba tiếng mẹ, vậy mà mỗi khi tôi rầy con, ông ấy cứ xem như chuyện của hàng xóm, sao mà nó sợ". Đã vậy ổng còn càu nhàu: "Bà rảnh hơi, cứ như tôi đây, hồi xưa ai bắt tôi học, mà tôi cũng đậu tú tài, cử nhân, cũng nên người, cũng cưới được vợ...Trăng đến rằm ắt tròn, lớn lên nó khắc biết nên như thế nào!".
2.     Chị T.Tr viết: "Con gái tôi năm nay đã bước vào tuổi 15. Ở trường, các thầy cô giáo và bạn bè đều quý mến cháu. Hàng xóm ai cũng khen cháu ngoan, có duyên, lễ phép. Nhưng trong nhà cháu lại gây ra quá nhiều lo lắng, băn khoăn cho cha mẹ...Nhiều lúc cháu hờn dỗi, bướng bỉnh, cãi lại bố mẹ, thậm chí còn chê bố mẹ bảo thủ, chậm tiến. Quần áo không bao giờ chịu mặc những thứ mẹ mua. Phòng ngủ của cháu luộm thuộm, sách báo, gương lược và đồ trang điểm vứt lung tung...".
3.     Anh Tr Ng bức xúc: "Là một người cha, tôi rất lo lắng và sốt ruột về hành vi, sinh hoạt của cháu. Tối nó thức suốt đêm để chát chit với bạn bè. Ban ngày thì xài di động nhắn tin buôn chuyện với nhau. Có lần, muốn biết con cái nói gì, tôi xem lén tin nhắn, nhưng bị nó phát hiện, quát ngược lại tôi, rồi chuyển qua nhắn bằng những cụm từ viết tắt rất lạ lùng mà chỉ có chúng mới hiểu. Mãi sau này, tôi mới biết khi chúng nhắn POS nghĩa là đang bị bố mẹ theo dõi tin nhắn (Parent over shoulder), PRW: đang bị bố mẹ soi, chờ tí (Parent are Watching) hay KPC: đừng để ông bà bô biết, rách việc (keep parents clueless)...
Sợ con sa đà, tôi quyết tâm siết chặt kỷ luật để rèn cháu vào nền nếp. Nhưng những gì mà tôi nhận được là phản ứng kịch liệt, thậm chí cố tình làm trái tất cả những mong muốn của cha mẹ, và đỉnh điểm là cháu bỏ nhà đi gần hai tháng trời. Tôi tự hỏi, không biết cháu có thấu hiểu nỗi lo của cha mẹ không?"
Với hai môi trường sống khác nhau, sự tiếp nhận thông tin khác nhau với tốc độ chuyển biến cực nhanh của xã hội, nhịp sống của đôi bên càng cách biệt. Người lớn hay áp đặt ý kiến của mình mà quên rằng trẻ em khác ta. Vì thế, bố mẹ hay những người già phải cố gắng luôn ý thức về xu hướng bảo thủ của mình, luôn học hỏi để thích nghi với một xã hội không ngừng đổi mới. Phương Tây có câu: "Phải biết đặt chân mình vào đôi giày của người khác", để thấu cảm, điều này người lớn cần phải học, chứ không riêng gì trẻ em.

4 nhận xét:

  1. Sóng ơi! Đừng tạo áp lực cho con!

    Trả lờiXóa
  2. Đó là nỗi niềm chung thôi Lương Thanh ơi

    Trả lờiXóa
  3. em chả biết trẻ sẽ thế nào nếu không có định hướng của người lớn. mỗi thơi mỗi khác, nhưng khó cũng có cái hay của khó. hồi em còn nhỏ, nội la hoài có dám cãi câu nào đâu, bị đòn bắt cúi là cúi, chứ có dám chạy loi nhoi như thằng con em bây giờ. Dù biết không thể bắt con mình giống mình, nhưng cũng...hơi buồn buồn anh ạ.Chỉ sợ cái tôi quá lớn, trẻ sẽ không biết khiêm tốn, biết thương người xung quanh... Như cái cậu bé trong bài viết nói với mẹ những câu như thế, dù đó là sự thật, nhưng cậu không để ý tới cảm xúc của mẹ, hông thấy được sự hy sinh của mẹ dành cho mình.
    Các em ra ngoài xã hội làm việc tốt, để được tiếng tốt, thực ra, theo suy nghĩ của em, không phải vì tâm các em muốn thế, mà vì các em bạn bè nhìn mình bằng đôi mắt ngưỡng mộ : " Ôi ! bạn ấy tốt quá ". Như cô bé trong bài này, đối với người thân xung quanh mình thì lối sống đó là ích kỷ, ra ngoài lại khác hẳn.Các em chạy theo giá trị ảo nhiều quá mà quên rằng khi ta gục gã hay lầm lỡ, chỉ có gia đình mới rộng tay đón về thôi.
    Em cũng để nhóc em được tự do, vì có muốn nó làm theo ý mình cũng khó quá. Nhưng có nhiều khi, nó nói nhiều câu nghe buồn lắm anh ạ, rồi cũng tự an ủi" chắc nó nhỏ, chưa hiểu chuyện...
    Định qua anh kiếm gì ăn , ai ngờ ăn được nguyên cái nỗi niềm không của riêng ai.... Tám hơi nhiều, hổng có la em đó !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui chà, cái ẻn ni có lâu rồi, anh bê nguyên bên yahooblog qua, nay lại có người xem nó và có chung nỗi niềm, cảm nhận...anh rất vui.
      Cả 2 đức con lớn của anh, thời kì cuối cấp 3 cũng ngang lắm. Đứa nhỏ bây giờ cũng biểu hiện như thế. Nhưng nói thật là anh rất nghiêm và dứt khoát, khi đã quyết là không thay đổi ý định... Vì anh biết mình nhún là lần sau tụi nhỏ tiếp tục...
      Chắc chắn như em nói, tụi nó muốn thể hiện với bạn bè bên ngoài là... ta đã trưởng thành, trong khi cái suy nghĩ của chúng thì hời hợt, nông cạn thôi " ăn chưa no lo chưa tới" ấy mà.
      Mỗi nhà mỗi cảnh... Tuy nhiên không dạy là không được, thời nào cũng thế.
      Chúc em thành công (cùng ông xã) trong việc nuôi dạy con cái nên người

      Xóa
:)) w-) :-j :D ;) :p :-( :) :( :X =(( :-o :-/ :-* :| :-T :] x( o% b-( :-L @X =)) :-? :-h I-) :bh