Thứ Năm, 23 tháng 2, 2012

Tất cả mọi dòng sông .....đều chảy

15:58 23 thg 2 2012Công khai63 Lượt xem 48
Nơi khởi nguồn cho những dòng sông
 




 




Nhớ con sông Quê hương 
Tế Hanh
“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng.
Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi

Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ
Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ.....

-----------------------------

Tôi chưa từng được đến và chiêm ngưỡng và tắm mình trên con sông Trà Bồng, con sông hiền hoà bao quanh vạn Đông yên, Đông Sơn, Quảng ngãi, quê hương  nhà thơ Tế Hanh để cảm nhận được những gì êm đềm, thơ mộng…của dòng sông mà nhà thơ miêu tả.

Không biết thuở thiếu thời, ông đã được bao lần ngụp lặn trên dòng sông này để viết nên những câu thơ dạt dào cảm xúc đến như thế. Và tất cả chúng ta  hầu như ai cũng thuộc lòng bài thơ bất hủ này từ thời niên thiếu.
 
Tuy nhiên Sóng tôi cũng đã có dịp đi qua, biết ít nhiều về những dòng sông trên mọi miền đất nước, thấy được nhiều điều kỳ diệu của những dòng sông đã ôm ấp biết bao tình nghĩa làng quê em đềm.
1. Với làng quê tôi, một làng quê ở bãi ngang trên cát biển thì không có sông, mà chỉ có những khe suối nho nhỏ chảy ra từ những ngọn đồi cát trắng. Vào mùa khô, nước chỉ xấp xỉ ngang bắp chân, nhưng không bao giờ cạn. Nước từ đồi cát chảy ra nên trong vắt và mát vô cùng. Mùa gió lào cháy bỏng, mỗi lần về quê là trưa nào tôi cũng ra đó, dùng tay khoét cát thành một vũng sâu bề ngang  khoảng hơn 1 mét, dài 2 mét, sâu 0,5 m và đắm mình vào đó để tận hưởng cái mát rượi của nguồn nước ngầm chảy ra từ đồi cát.  Đến mùa mưa thì nó cũng dữ dằn không kém, nước chảy xiết, cuốn phăng ra biển những ruộng khoai, nương sắn nếu trước đó gia chủ không đề phòng gia cố bờ bao.


(khe suối cát ở quê tôi)
2. Còn rộng ra một chút, Lệ Thuỷ quê tôi cũng có một con sông Kiến Giang, gắn liền với tôi suốt mấy năm học phổ thông cấp 3, ngày nào cũng đi đò ngang đến trường mà không ít lần học trò nghịch nhau, cứ đến gần bờ là xúi nhau chòng chành cho đò đầy nước, sách vỡ áo quần, người ngợp thì cứ lóp ngóp… cứ như là chuột chạy lũ. Bến đò ông Vần (Phong Xuân), bến đò chợ Tréo (Liên Xuân) nay đã đi vào ký ức. Cứ đến ngày 2/9 hàng năm, sông Kiến giang là nơi để người dân ở đây tổ chức hội thi bơi chải, một nét đẹp văn hoá truyền thống của quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp huyền thoại.


(Bơi chải ở Kiến Giang - ảnh từ bloger Trương Duyến)
3. Tất cả mọi dòng sông đều chảy. Tuy nhiên nói thêm một chút, trong tầm hiểu biết của mình, sông Kiến Giang là một trong 3 con sông ở Việt Nam có sự khác thường: dòng sông chảy ngược.
3.1. Bình thường theo địa lý , ở VN thì mọi dòng sông đều chảy ra biển theo hướng Tây Bắc =>  Đông Nam, nhưng ở đây  Kiến Giang lại chảy theo hướng Tây Nam => Đông Bắc. Nó là một nhánh ở phía nam, chảy về phá Hạc Hải ở phía bắc, rồi gặp sông Đại Giang tạo thành sông Nhật Lệ trước khi đổ ra biển tại cửa Nhật Lệ, Đồng Hới, Quảng Bình.


(Cửa sông Nhật lệ nhìn từ máy bay)
3.2. Một con sông chảy ngược khác là sông Kỳ Cùng – Lạng Sơn. Sông Kỳ Cùng  là một nhành của sông Tây Giang - Trung Quốc. Dòng sông chảy theo hướng Đông Nam => Tây Bắc qua thành phố Lạng Sơn.Từ biên giới Việt-Trung sông chảy trên đoạn dài khoảng 55 km tới Long Châu sang Trung Quốc.


Sông Kỳ Cùng
3.3. Co
n sông thứ ba chảy ngược tôi được biết là sông Tam Kỳ. Nó chảy ngược ở đoạn chảy qua TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
Có một giai thoại về xứ này. Tại sao gọi vùng địa danh này là Tam kỳ: TX Tam kỳ, TP Tam kỳ, cơm gà Tam kỳ….? Đơn giản là ở vùng này có 3 cái kỳ, lạ khác thường với mọi nơi, xứ khác (tam = 3). Trước ở đây đã xa xưa lắm vùng đất ở đây nghèo nàn, dân cư thưa thớt, đi lại đơn giản nên tất cả các con đường ở đây không hề có ngã tư. Đó là kỳ thứ nhất. Vùng này có con sông chảy ngược, là kỳ thứ hai. Còn lại kỳ thứ ba là đàn bà, con gái ở đây hầu hết là .. no h…. Không tin, mọi người cứ hỏi xem, hoặc cứ thử , biết liền!!!


4. Một số hình ảnh về các dòng sông mà Sóng đã đi qua, có dịp ghi lại bằng các phương tiện cá nhân.


Có lẽ đây là nơi bắt đầu của suối Lê Nin- Pắc bó- Cao bằng

và đây là suối Lê Nin hiền hoà trong xanh, bên cạnh núi Các Mác hùng vĩ

Sông Nậm rốm - Điện Biên Phủ -bên cầu Mường Thanh lịch sử


Sông Hồng vào mùa khô, đoạn chảy qua Lào Cai


Sông Thái Bình


Sông Lam-Nghệ An



Sông Son- trên đường vào Động Phong Nha- Quảng Bình


Sông Nhật Lệ- Quảng Bình



Sông Hiếu-Quảng Trị


Sông Hương- Huế


Sông Hàn - Đà Nẵng


Sông Hội An - Quảng Nam


Sông Cái- Nha Trang

Sông Sài gòn -TP HCM

Sông Soài rạp- Cần Giờ -TP HCM


Sông Lòng Tàu - Cần Giờ - TP HCM


Sông Tiền- Tiền Giang

Sông Hàm Luông - Bến Tre


Sông Bến Tre


Sông Cổ Chiên - Trà Vinh



Sông Hậu - Hậu Giang


Sông Cái Tư - Vị Thanh - Hậu Giang


Sông Bạc Liêu


kênh Vĩnh Châu - Sóc Trăng


kênh Xẻo rô, một nhánh sông Cái Lớn-Kiên giang


Sông Cái Lớn- Kiên Giang

Những dòng sông ... không chảy 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét